Thứ Tư, 20 tháng 2, 2013

Bài 37 - Phần cao cấp

Đúng là tinh thần tập thể ,bài này cho thấy tuy thầy chưa hoàn thiện được phần huyền không Lạc Việt nhưng lại toát lên ở thầy tinh thần cấu thị . Điều này thể hiện ở chỗ thầy đã khéo động viên mọi người để kết hợp được kiến thức huyền không của các học trò của thầy ,phần lớn những học trò này đã và đang là những người khá am tường phong thủy huyền không truyền thống ( Theo cách nói của thầy thì là huyền không theo cổ thư chữ hán )



HUYỀN KHÔNG LẠC VIỆT ỨNG DỤNG TRONG PHONG THỦY
Huyền Không Lạc Việt (HKLV) là một trong những môn thuộc phong thủy lạc việt dùng để phối hợp trong việc dự đoán vận trạch trong cả Dương trạch lẫn Âm trạch. Để tính toán dự báo thịnh suy cho một khu vực nhằm thiết kế ứng dụng trong cuộc sống hiện đại để sao cho con người có thể nắm bắt cơ hội: Thiên Thời - Địa Lợi-Nhân Hòa, là mục đích nghiên cứu để ứng dụng HKLV vào trong cuộc sống cũng như kinh doanh.
HKLV hay Huyền Không theo cổ thư đều sử dụng “Khí” hay còn gọi là “Thủy”  khi định tâm cửa, cổng  và tâm nhà.Trong một khu nhà là nhà điều hành, trong một công ty là phòng giám đốc, trong một khu vực dân cư là nơi đặt cơ quan công quyền, trong một đất nước là thủ đô của nứớc đó, để tính toán sơn hướng  lập tinh bàn, vận bàn, niên/nguyệt/nhật thời bàn. Tuy nhiên, Huyền Không theo cổ thư sẽ không lý giải được sự khác nhau của mỗi gia đình trong những căn nhà có cùng sơn hướng, bởi nếu theo lý thuyết cổ thư thì tất cả các ngôi nhà cùng sơn hứớng cửa và nhà đều có vận giống nhau.
Theo cổ thư thì Bát trạch ra đời trước Huyền Không rất lâu và HK thì hoàn toàn không tính tới tương tác của con người với ngôi nhà đang sống. Nhưng khi tính mệnh trạch của chủ nhà thì mệnh trạch đó lại phi tinh theo Huyền Không ? Khi xem xét tới bảng Cung Phi của bát trạch, chúng ta sẽ nhận thấy hoàn toàn trùng hợp với sự di chuyển của cửu tinh theo quĩ đạo Lường Thiên Xích của Huyền Không.
Huyền không phi tinh: HKLV phi tinh theo Hà Đồ, và là sự khác biệt đối với HK cổ thư phi tinh theo Lạc Thư và do đổi chỗ Tốn-Khôn, độ số Đoài – Ly.  Hà Đồ phối hậu thiên bát quái là sự logic về tương tác của cửu tinh trong hệ mặt trời tới trái đất.
Để chứng minh sự đúng đắn của HKLV, mới đây trong bài nghiên cứu về trụ sở hãng hàng không Mỹ TWA của Anh VinhL và nhóm phong thủy lạc việc trên trang chủ diễn đàn lý học đông phương, xin được trích dẫn phần phân tích Huyền Không của Anh Nhi Địa Sinh về hãng hàng không nổi tiếng này của Mỹ:
Trích dẫn:
Đại vận Tam Bích của Việt lịch trong phong thủy Lạc Việt


Trước khi đi sâu vào phân tích, chúng ta cũng nên biết sơ qua về đại vận. Theo Đại Việt sử ký toàn thư thì từ thời Hồng Bàng Thị, tính từ năm Nhâm Tuất, tức năm 2879 trước công nguyên, đến nay là đại vận thứ 84 thuộc hạ nguyên của tam nguyên thứ 28, tức là đại vận của tam bích, chứ không phải tính theo lịch Trung Hoa là đại vận thứ 79 thì thuộc đại vận Thất xích. Ở đây, theo Phi tinh Huyền Không Lạc Việt là căn cứ theo Việt lịch, lấy đại vận tam bích là đại vận hiện thời, tính từ 1984 đến 2024, còn từ năm 1924 đến 1984 là thuộc đại vận thứ 83 thuộc tam nguyên thứ 27 tức là đại vận Nhị hắc. (Tham khảo từ Lý thuyết Tam nguyên cửu vận của soạn giả Hoàng Tuấn).



Vận 7

Theo tinh bàn vận 7, ngoài vận bàn ngũ hoàng tới toạ và vận bàn nhị hắc tới hướng, tạo thành thế nhị ngũ giao tranh, thì tại trung cung và ngoại khẩu hướng đông bắc đều có sơn hướng tinh nhị ngũ đều tề tụ về đây, vì thế trong vận 7 này ta có hai móc thời gian biến động chính yếu thể hiện tác động không tốt của các phi tinh ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của công trình hình con chim ưng này.
-Tháng 1 năm 2001, năm Canh Thìn - Cửu tử niên tinh, tam bích nguyệt tinh nhập trung cung, nhị hắc, bát bạch niên nguyệt tinh đến ngoại khẩu hướng tây nam. Ngũ hoàng, nhị hắc niên nguyệt tinh đến phương nam. Năm canh thìn tam sát tại phía nam gồm các sơn Tỵ - Ngọ - Mùi, âm khí quá mạnh làm cho nhị ngũ niên nguyệt càng thêm phát tác mạnh. Thái tuế phi tinh tại Đoài (hướng Tây), Tuế phá tại Chấn. Thái tuế là dương khí, tuế phá là âm khí, phương tây - Đoài thuộc Kim, phương đông - Chấn thuộc Mộc. Như vậy sơn tọa sơn hướng đối nghịch âm dương đối xung Kim Mộc rất hung hại.



- Tháng 10 năm 2001 Tân Tỵ, khí khẩu hướng Tây Nam niên tinh thất xích dương hoả, nguyệt tinh nhị hắc âm hoả đới thổ, hoả khí quá vượng làm suy kiệt tổn hao tổn khí lục bạch âm kim đới thuỷ, lục bạch tượng là người đứng đầu.
Khẩu khí hướng đông bắc có niên nguyệt nhị hắc, lục bạch, năm tân tỵ thái tuế phi tinh tại đông bắc, như vậy hướng tinh ngũ hoàng xưa nay đã ở khu vực động khí nay lại gặp thái tuế đến khoáy động, lại gặp thêm nguyệt tinh nhị hắc, như vậy khu vực này đã động nay càng thêm động, ngũ hoàng phát tác, đã xấu lại càng thêm xấu hơn.
Năm Tân tỵ tam sát tại phương đông Dần Mão Thìn là phương toạ, nơi đây lại là khu vực trống trãi nên âm khí lại càng dễ tụ rất lớn. Như vây trong thời gian này quá nhiều tác động xấu nên không tranh khỏi phải đóng cửa.
Khẩu khí hướng Đông nam có niên nguyệt ngũ hoàng cửu tử.
Năm 2001 - Tân Tỵ - Bát Bạch - Vận 7. Thái tuế năm tại Tốn (Khôn – HKLV) - Tỵ. Tuế phá Càn - Hợi, tam sát tại Dần - Mão - Thìn - phía Đông.


Vận 8:

Theo trạch bàn vận 8 thì vận tinh ngũ hoàng đến khẩu khí hướng Đông nam gặp hướng tinh lục bạch âm kim đới thuỷ, và khu vực đông nam Khôn địa bàn là Nhị hắc âm hoả đới thổ, lục bạch không được tương sinh mà còn bị thổ khí quá vượng ở đây vùi lắp bao vây, lục bạch tượng người đứng đầu, vì thế người đứng đầu luôn hay gặp điều bất lợi bên ngoài đưa đến, nên hạn chế sử dụng, đi lại.
Vận tinh nhị hắc âm hoả đới thổ đến khẩu khí hướng Đông bắc, gặp hướng tinh cửu tử dương kim sinh khí, khu vực địa bàn Đông bắc là bát bạch âm mộc vượng khí, như vậy khẩu khí ở hướng đông bắc trong vận này rất tốt, nên sử dụng thường xuyên.
Phương Đoài - Tây đầu hướng có hứơng tinh vượng khí bát bạch âm mộc vượng khí, đây gọi là được vượng hướng. Vận tinh tam bích dương mộc, theo hà đồ 3 – 8 là khí mộc, như vậy bát bạch vừa là vượng khí lại là đồng khí với tam bích nên đầu trong vận này rất tốt, nếu bố trí thêm thuỷ thì sẽ càng tốt hơn do khu vực này là Đoài dương kim cửu tử, sẽ tạo nên vòng tương sinh Kim Thuỷ Mộc.
Phương toạ Chấn - Đông có hướng tinh ngũ hoàng, lục bạch vận tinh âm kim đới thuỷ .
Hướng tinh và sơn tinh Nhị Thất, Thất Nhị là hoả khí đến Tây bắc và Bắc tương xung tương khắc với cửu tử, tứ lục vận tinh, cũng như với địa bàn Thuỷ nhất bạch hướng Bắc và kim lục bạch Tây Bắc, không tốt.
Qua các mốc thời gian xảy ra ở vận 7, thì ta thấy rằng có một chu kỳ phi tinh niên nguyệt cố định, đó là các niên nguyệt Tam bích, Bát bạch, Cửu tử nhập trung cung. Do đó trong vận 8 này sẽ có các năm sau có niên tinh phi tinh gây ảnh hưởng xấu: Năm 2009, 2010, 2015, 2018, 2019, 2024 cùng với các tháng có nguyệt tinh Tam bích, Bát bạch, Cửu tử nhập trung cung của các năm trên.


Năm 2009 thì nguyệt tinh tam bích tháng 12 AL nhập trung cung, nguyệt tinh ngũ hoàng đến phương nam gặp nhị hắc lưu niên thành sát.
Phương Tây nam nhị hắc nguyệt tinh tới đây gặp thái tuế cùng bát bạch âm mộc đắc mà đem hoạ đến phương nầy.
Năm 2009 Kỹ Sửu tam sát tại toạ phương đông, phương nầy lại là khu vực trống trãi, với lại tam sát chỉ kỵ toạ không kỵ hướng nên âm khí ở đây trùng trùng tạo thêm điều kiện cho hướng tinh ngũ hoàng đại sát càng thêm phát tác sát khí mạnh mẽ, âm khí chủ sự huỹ diệt, gây tai hoạ, vì thế sẽ phương hại cho mọi người, nhất là người đứng đầu là lục bạch âm kim đới thuỷ.
Với những phi tinh của nguyệt tinh tháng 12/2009 AL thì có thể thấy rằng vào tháng này sẽ gặp nhiều trở ngại, chủ yếu là do những kẽ tiểu nhận phá hại gây nên.

TWA trong năm 2010

Như vậy năm 2009 là năm kinh doanh khá khó khăn, nhưng cũng còn cầm cự được, đầu hướng có hướng tinh vượng khí bát bạch được tam hợp thái tuế Tỵ Dậu Sửu kích thích hoạt động tốt, nhưng vì đây là tam hợp kim cục nên cũng hạn chế làm cho bát bạch âm mộc yếu kém đi nhiều tuy là vượng khí. Nhưng nếu có vượt qua được năm này, nhất là tháng 12 AL thì bước sang năm mới 2010 cũng đầy sóng gió cam ro thử thách, để thấy được điều đó, ta đi vào phân tích cụ thể năm 2010 như sau.
Năm 2010 – Canh Dần - Bát bạch nhập trung cung, nguyệt tinh tháng 3 AL là cửu tử nhập trung cung. Nguyệt tinh bát bạch tháng 4 nhập trung cung và nguyệt tinh tam bích tháng 9 nhập trung cung.









Nhìn qua ba bảng phi tinh trọng yếu trên, tuy hai tháng 3 và 9 cũng có tác động xấu nhưng tháng 4 là tháng có phi tinh tác động xấu nhất. Tháng 4 AL có nguyệt tinh bát bạch nhập trung cung, thì hai khẩu khí Đông Bắc và Đông nam đều có Nhị hắc Ngũ hoàng đến đó, ở khẩu khí Tây nam cũng có Thất xích suy khí, trong tháng 4 AL này các phi tinh xấu đều hội tụ ở những khẩu khí quan trọng đâm thẳng vào trung cung trái tim của con chim ưng này, tuy trung cung là nơi tập hợp khí vượng, nhưng khó mà chống đỡ được bị công kích tứ phía. Như vậy, như một người cựu chiến binh mang trong mình nhiều mãnh miếng vụn của đạn pháo thời chiến tranh, bình thường thì không sao, nhưng gặp khi trái gió trỡ trời thì nó mới gây nên những cơn đau dần vặt thể xác, thì con chim ưng này cũng vậy, thì những mũi xuyên tâm là những khẩu khí, lúc phi tinh tốt thì không sao, có vẽ còn khoẻ mạnh hơn nhưng khi các phi tinh xấu đến những khẩu khí này thì giống như trái gió trỡ trời nó sẽ gây nên những cơn đau thấu buốt, đó là sự suy sụp trong làm ăn kinh doanh không hiệu quả, lỗ lã đẫn đến phá sản hay đóng cửa, và nhất là nó không còn khí lực dũng mãnh như ban đầu vang dội khắp chốn. Như vậy với sự dũng mãnh bề ngoài của con chim, nhưng dưới cái nhìn của phi tinh Huyền Không Lạc Việt thì khí lực của nó khá yếu kém, nó đang cầm cự chỉ cần chờ hội đủ các yếu tố xấu tác động thì nó sẽ lại gục ngã. Có thể nó sẽ lại gục ngã lần nữa vào tháng 4 AL năm 2010 năm sau. Có thể là sẽ sang bán cho một công ty khác hay là đóng cửa tạm thời do các yếu tố bên ngoài tác động.
Nhị địa sinh
Nguồn: Trung tâm Nghiên cứu Lý học Đông Phương



--------------------------------------------------------------------
Để xét một cách toàn diện, chúng ta sẽ nêu ra vấn đề về vận của 10 ngôi nhà xây y như nhau, nằm trên cùng một dãy thẳng hàng có cùng hướng nhà, hướng cửa, hướng cổng và hình thể bên ngoài cũng như xung quanh là như nhau.
Trước tiên, trong Huyền Không thì chủ đạo vẫn  là hướng thủy tới tức là KHÍ. Theo quan điểm về  Khí của HKLV, luồng khí di chuyển khác nhau tạo ra sự khác nhau của do tương tác của khí hay hướng thủy tới của các ngôi nhà sẽ có sự khác nhau và chưa kể tới việc sắp xếp đồ đạc trong mỗi ngôi nhà sẽ tạo ra tương tác về khí hay hướng “thủy tới” là khác nhau.
Về mặt tương tác ngũ hành, mạng cục của mỗi một người sẽ tương tác với ngũ hành của vận tinh, lưu niên/nguyệt/nhật/thời cửu tinh mà ảnh hưởng tốt xấu tới từng người.
Với mỗi mệnh cục sẽ tương tác với hướng/sơn của mỗi ngôi nhà theo qui luật tương sinh, tương khắc của ngũ hành, từ đó sẽ xem xét tới việc mệnh cục của chủ nhân ngôi nhà sẽ tương tác với các hướng thịnh suy của cửu tinh ở từng vận trạch.
Theo dân gian, mỗi năm một sao hành khiển trần gian (Thái Dương, Thái Bạch, Kế Đô…) và mọi người thường cúng bái, giải hạn khi bị coi là năm xấu với mạng của mình. Tôi cho rằng đây chính sự chi phối của cửu tinh lưu niên tới mệnh của mỗi con người và sẽ là sự chứng minh khoa học, rằng con người chịu tác động từ cửu tinh của thái Dương hệ.

BNG ĐI CHIU SAO NAM & NỮ


SAO NAM
SỐ TUỔI
SAO NỮ
LA HẦU
1
10
19
28
37
46
55
64
73
82
91
100
KẾ ĐÔ
THỔ TÚ
2
11
20
29
38
47
56
65
74
83
92

VÂN HỚN
THỦY DIỆU
3
12
21
30
39
48
57
66
75
84
93

MỘC ĐỨC
THÁI BẠCH
4
13
22
31
40
49
58
67
76
85
94

THÁI ÂM
THÁI DƯƠNG
5
14
23
32
41
50
59
68
77
86
95

THỔ TÚ
VÂN HỚN
6
15
24
33
42
51
60
69
78
87
96

LA HẦU
KẾ ĐÔ
7
16
25
34
43
52
61
70
79
88
97

THÁI DƯƠNG
THÁI ÂM
8
17
26
35
44
53
62
71
80
89
98

THÁI BẠCH
MỘC ĐỨC
9
18
27
36
45
54
63
72
81
90
99

THỦY DIỆU


Để xem xét đưa việc tính sao hạn về  lưu niên huyền không phi tinh, tôi xin trình bày ở một bài nghiên cứu khác.
Đối với những nhà cùng sơn hướng nhưng khác khu vực, lý do khác nhau chính là ảnh hưởng của vận tinh tới từng khu vực mà tâm là cơ quan quản lý công quyền khu vực đó như ủy ban nhân dân tỉnh/thành phố, ảnh hưởng của thành môn tới mỗi khu vực của ngôi nhà. Cho dù vận trạch của ngôi nhà tốt nhưng nằm trong tổng thể xấu thì ngôi nhà đó phát huy cũng chỉ ở mức bình thường mà thôi.

xeda111
28-12-2007 06:00 PM


Huyền không và Lường Thiên Xích .
 


Như vậy Theo Huyền không Tàu thì các chu kì Phi tinh Theo Lường Thiên xích sẽ như sau:
Phi tinh chu kì này có 5 nhập trung cung
6--1--8
-4--9--2

7--5--3
-3--5--7

2--9--4
-8--1--6


Phi tinh chu kì này có 6 nhập trung cung
6--1--8
-5--1--3

7--5--3
-4--6--8

2--9--4
-9--2--7

Phi tinh chu kì này có 7 nhập trung cung
6--1--8
-6--2--4

7--5--3
-5--7--9

2--9--4
-1--3--8

Phi tinh chu kì này có
8 nhập trung cung
6--1--8
-7--3--5

7--5--3
-6--8--1

2--9--4
-2--4--9
Phi tinh chu kì này có 9 nhập trung cung
6--1--8
-8--4--6

7--5--3
-7--9--2

2--9--4
-3--5--1
Phi tinh chu kì này có 1 nhập trung cung
6--1--8
-9--5--7

7--5--3
-8--1--3

2--9--4
-4--6--2
Phi tinh chu kì này có 2 nhập trung cung
6--1--8
-1--6--8

7--5--3
-9--2--4

2--9--4
-5--7--3
Phi tinh chu kì này có 3 nhập trung cung
6--1--8
-2--7--9

7--5--3
-1--3--5

2--9--4
-6--8--4
Phi tinh chu kì này có 4 nhập trung cung
6--1--8
-3--8--1

7--5--3
-2--4--6

2--9--4
-7--9--5
Thiên Sứ
29-12-2007 03:56 AM


Anh chị em thân mến.
Trong khi nghiên cứu về Huyền không Lạc Việt thì khi phi tình thuận - đã trình bày - thì không có vấn đề gì mâu thuẫn về nguyên tắc phi tinh so với cổ thư chữ Hán. Chỉ khác nhau là Lạc Việt phi tinh trên Hà Đồ; Tàu trên Lạc Thư.
Nếu bây giờ chúng ta loại suy phương tiện phi tinh là Lạc Thư và Hà đồ và chỉ giữ nguyên tắc phi tinh để so sánh với cung phi bản mệnh trong Bát trạch, thì phương pháp phi thuận hoàn toàn trùng khớp với cung bản mệnh người nữ trong chu kỳ 9 năm của phương pháp phi tinh thuận trong Huyền Không.
Chúng ta quán xét thực tế sau đây:
Nữ sinh năm
1869 - Khảm - Phi tinh = 1.
1870 - Khôn (2) - Phi tinh = 2
1871 - Chấn - Phi tinh 3.
1872 - Tốn - Phi tinh 4
1873 - Cấn (5/ Trung cung) - Phi tinh 5.
1874 - Càn - Phi tinh 6.
1875 - Ly - Phi Tinh 7 (Lạc Việt).
1876 - Cấn - Phi tinh 8.
1877 - Đoài - Phi tinh 9 (Lạc Việt)
Chu kỳ tiếp tục lặp lại.
Nhưng so cung bản mệnh người Nam và phương pháp phi tinh nghịch theo cổ thư chữ Hán lại không trùng khớp.
Điều này được mô tả như sau.
Trong bảng phi tinh nghịch mà Xeda111 miêu tả - thì - nếu chúng ta lấy bất cứ một sao nào làm chuẩn để quán xét thì thực chất lại là phi tinh thuận (Trong bảng của tôi lấy sao chuẩn là Nhất Bạch số 1/ ký hiệu màu đỏ). Tất nhiên điều này không thể trùng khớp với cung bản mệnh người Nam trong Bát trạch và phi lý khi miêu tả phi tinh nghịch lại trùng khớp với phương pháp phi tinh thuận? .
Chúng ta xem lại bảng phi tinh có nguồn gốc từ sách Hán mà Xeda111 trình bày để chứng tỏ điều này: Sao chuẩn dùng trong bảng này tôi lấy là sao số
5 hiện thị màu đỏ và anh chị em theo dõi tính chất độ số cung tăng dần giống hệt phi tinh thuận.
ĐỒ HÌNH MIÊU TẢ CỬU TINH PHI CUNG
Có nguồn gốc từ cổ thư chữ Hán - Tư liệu do Xeda111
1)
Phi tinh chu kì này có 5 nhập trung cung
6--1--8
-4--9--2

7--5--3
-3--5--7

2--9--4
-8--1--6


2)
Phi tinh chu kì này có 6 nhập trung cung
6--1--8
-5--1--3

7--5--3
-4--6--8

2--9--4
-9--2--7

3)
Phi tinh chu kì này có 7 nhập trung cung
6--1--8
-6--2--4

7--5--3
-5--7--9

2--9--4
-1--3--8

4)
Phi tinh chu kì này có 8 nhập trung cung
6--1--8
-7--3--5

7--5--3
-6--8--1

2--9--4
-2--4--9

5)
Phi tinh chu kì này có 9 nhập trung cung
6--1--8
-8--4--6

7--5--3
-7--9--2

2--9--4
-3--5--1

6)
Phi tinh chu kì này có 1 nhập trung cung
6--1--8
-9--5--7

7--5--3
-8--1--3

2--9--4
-4--6--2

7)
Phi tinh chu kì này có 2 nhập trung cung
6--1--8
-1--6--8

7--5--3
-9--2--4

2--9--4
-5--7--3

8)
Phi tinh chu kì này có 3 nhập trung cung
6--1--8
-2--7--9

7--5--3
-1--3--5

2--9--4
-6--8--4

9)
Phi tinh chu kì này có 4 nhập trung cung
6--1--8
-3--8--1

7--5--3
-2--4--6

2--9--4
-7--9--5
*
Sai lầm của phương pháp này chính bắt nguồn từ sự lật ngược độ số của bảng phi tinh Lạc Thư với số 5 nhập trung cung.(Là giai đoạn đầu của chu kỳ của bảng tư liệu do Xeda111 cung cấp) và các số được sắp xếp lại đối xứng qua trung Tâm số 5. Bởi vậy, nên nếu không chịu suy xét thì tưởng rằng nó có khác với phương pháp phi tinh thuận. Nhưng thực ra lại bắt đầu từ sự bố trị lại không có cơ sở của sự thay đổi độ số và...tiếp tục phi thuận. Hic.
Anh chị em xem lại hình này:
1)
Phi tinh chu kì này có 5 nhập trung cung
6--1--8
-4--9--2

7--5--3
-3--5--7

2--9--4
-8--1--6
Tôi được biết tài liệu này của anh Kép Nhật thực hiện bên tuvilyso.com. Anh này khi mới bắt đầu vào nghiên cứu thì ủng hộ tôi với nguyên lý căn để là Hà Đồ. Nhưng không hiểu khi ứng dụng thì "tẩu hỏa nhập ma" thế nào loay hoay lại trở lại với sách Tàu. Hic. Như vậy vấn đề phi tinh nghịch trên cổ thư chữ Hán đã sai với nguyên tắc giảm dần độ số của chính nó.
Nếu anh chị em không phản biện thì tôi sẽ theo đúng nguyên lý phi nghịch theo thuận tự giảm dần của phi tinh nghịch trên Hà Đồ (Sau khi đối chiếu với nguyên tắc này trong Thẩm Thị Huyền không học và Cổ Dịch huyền không học và các sách khác). Trong khi chờ đợi ý kiến phản biện của anh chị em, tôi sẽ đưa vào mục tư liệu tham khảo cuốn "Bảo Ngọc Thư" để anh chị em trong lớp tham khảo trước những vấn đề Âm trạch, sẽ có liên quan đến những bài giảng về Dương trạch mà chúng ta đang quán xét.
Thiên Sứ

Thiên Sứ
29-12-2007 04:22 AM


Xin mời anh chị em vào xem lại bài số 2. Vì lúc nãy tôi past bài cóp pi đến hai lần nên hơi khó xem. Bây giờ đã chỉnh lại.
Thiên Sứ

Thiên Sứ
29-12-2007 04:31 AM


Anh chị em thân mến.
Nguyên lý của Huyền không phi tính chính là tính quy ước và công thức hóa một thực tại là những hiệu ứng tương tác của vũ trụ với trái Đất. Bởi vậy, sự sắp xếp lại độ số nghịch và đối xứng qua tâm của Lạc thư và tiếp tục phi thuận rồi gọi là phi tinh nghịch là không có cơ sở thực tế. Điều này nó chỉ thể hiện một quy ước khác so với qui ước chuẩn do vị trí quan sát của người đứng trên Địa Cầu quan sát bầu trời. Tức là : Nếu quy ước chuẩn là phương Bắc - thì sự sắp xếp lại độ số đối xứng qua tâm chứng tỏ người quan sát đứng ở phương Nam.
Nếu như vậy thì tính quy ước tạp loạn do người quan sát đứng ở đâu sẽ lập một bảng độ số của riêng họ? Điều này trái với tính khách quan khoa học.
Thiên Sứ

Bài khác :


Thiên Sứ
17-12-2007 10:54 PM


Huyền Không Lạc Việt
 
Anh chị em thân mến.
Những bài giảng căn bản về phương pháp "Cấu trúc hình thể" (Sách Tàu gọi là "Dương trạch tam yếu" đã hoàn tất. Phần còn lại chỉ là lặp lại những yếu tố cụ thể cho từng trường hợp. Bởi vậy, tôi sẽ từ từ biên tập và đưa lên để anh chị em tham khảo trong topic "Cấu trúc hình thể trong phong thủy Lạc Việt".

Bắt đầu từ hôm nay, tôi giới thiệu với anh chị em yếu tố tương tác thứ 4 trong phong thủy Lạc Việt là phương pháp Huyền không Lạc Việt .
Trong phong thủy Lạc Việt thì nguyên lý căn để nhất quán và xuyên suốt cho mọi phương pháp ứng dụng chính là "Hậu thiên Lạc Việt phối Hà Đồ". Bởi vậy, Huyến không Lạc Việt cũng nhất quán thuận theo nguyên lý này.
Đây là một yếu tố tương tác quạn trọng trong 4 yếu tố tương tác đến nhà ở của con người trong Phong thủy Lạc Việt. Trong cổ thư chữ Hán không hề có tính nhất quán và hoàn chỉnh giữa các yếu tổ tương tác. Mà nó là các trường phái riêng biệt, xuất hiện một cách phi lý và mâu thuẫn về thời gian với các tác giả trong lịch sử văn hóa Hán. Những trường phái này mâu thuẫn và phủ nhận lẫn nhau trong ứng dụng vào tìm những giải pháp cho nhà ở của con người. Điều này sở dĩ như vậy chính vì những trí thức phong thủy từ các cổ thư chữ Hán chỉ là sự phát hiện rời rạc những mảnh vụn của một nến văn minh đã sụp đổ - Nền văn minh Văn Lang huyền vĩ của dân tộc Việt, một thời lẫy lừng ở miến nam sông Dương Tử.
Ngược lại, Phong thủy Lạc Việt là một sự liên kết có hệ thống và nhất quán bởi các yếu tố tương tác căn bản trong vũ trụ thiên nhiên với con người được xét đến trong việc tìm một giải pháp tối ưu cho môi trường sống của con người . Tính nhất quán này là hệ quả của một lý thuyết hoàn chỉnh là thuyết Âm Dương Ngũ hành với phương pháp luận của nó từ nguyên lý "Hậu Thiên Lạc Việt phối Hà Đồ". Có thể nói rằng:
Mỗi một hiện tượng dù rất nhỏ trong cuộc sống quanh ta đều là kết quả của rất nhiều yếu tố tương tác phức tạp. Trong Phong Thủy Lạc Việt phân loại thành 4 yếu tố tương tác căn bản là:
1) Tương tác giữa phương vị của Địa cầu với con người . Gọi là Bát trạch Lạc Việt.
2) Tương tác cảnh quan môi trường với con người qua vị trí nhà ở của con người. Gọi là Loan đầu Lạc Việt (Hình lý khí).
3) Tương tác giữa cấu trúc, hình thể căn nhà với con người. Gọi là "Cấu trúc hình thể Lạc Việt"
4) Tương tác của sự vận động vũ trụ với căn nhà . Gọi là Huyền không Lạc Việt.
Bốn yếu tố tương tác này có mối tương quan chặt chẽ phản ánh những yếu tố căn bản nhất tác động lên môi trường sống của con người qua căn nhà của mình. Không thể xét phong thủy cho một căn nhà mà thiếu một trong những yếu tố tương tác này.
Phong thủy Lạc Việt cho chúng ta một cái nhìn tổng hợp của những yếu tố tương tác căn bản lên cuộc sống và con người, từ một nguyên lý nhất quán: "Hậu Thiên Lạc Việt phối Hà Đồ".
Huyền không Lạc Việt là yếu tố tương tác căn bản mà chúng ta bắt đầu tìm hiểu sau đây.

HUYỀN KHÔNG LẠC VIỆT LÀ GÌ?
Huyền là thăm thẳm, là tối đen. Không là không gian vũ trụ. Huyền không là từ tắt của một khái niệm về những tương tác từ không gian vũ trụ lên trái Đất của chúng ta và tương tác với môi trường sống của chúng ta và cả con người chúng ta được qui ước hóa và ứng dụng trong phong thủy.
Sở dĩ gọi là Huyền Không Lạc Việt trước hết là để khẳng định tính sở hữu của nền văn minh Lạc Việt với một giá trị của nền văn minh này và yếu tố căn bản khác hẳn phương pháp qui ước liên quan từ cổ thư chữ Hán chính là sự khác biệt giữa ứng dụng trên đồ hình Hà Đồ. Còn phương pháp Huyền không trong phong thủy từ cổ thư chữ Hán ứng dụng trên đồ hình Lạc thư - mà họ cho rằng do vua Đại Vũ biết được từ trên lưng con rùa Thần trên sông Lạc Thủy.
Phương pháp Huyền không ứng dụng trong Phong Thủy là một phương pháp ứng dụng trong đã được qui ước hóa một thực tại tương tác giữa trái Đất và các vì sao hoặc hành tinh trong vũ trụ gần trái Đất.
Thực tại thì đã rõ. Chính chuyển động quay của Trái Đất quanh trục của nó và quanh mặt trời là sự vận động có qui luật đã tạo ra những hiệu ứng tương tác khác nhau ở những điểm khác nhau trong không gian giữa trái Đất và các thiên thể. Nhưng từ thực tại này, tiền nhân đã vận dụng như thế nào để có những qui ước như chúng ta bắt đầu tham khảo từ hôm nay là việc chúng ta cần tiếp tục khám phá.
Cổ thư chữ Hán ứng dụng phương pháp này trên Lạc Thư mà tôi đã chứng minh tính phi lý của đồ hình này trong các phương pháp ứng dụng đã học. Nếu anh chị em nào muốn tìm hiểu sâu về tính phi lý này có thể tham khảo cuốn "Hà Đồ trong văn minh Lạc Việt" - là cuốn sách đưa ra những nét căn bản, khái quát nhất các vấn đề liên quan. Khi chúng ta học chi tiết về phương pháp Huyền không Lạc Việt sẽ càng thấy rõ điều này.
Huyền không là một phương pháp dịch chuyển các vị trí trên cửu cung Hà đồ.gọi là phi tinh (Hán ứng dụng theo phương vị và độ số trên Lạc Thư). Có 8 sao vận động cùng một lúc trên cửu cung. Tùy theo tính chất tốt xấu của các sao mang tính qui ước và vị trí các sao sau khi phi tinh với đơn vị thời gian mà con người biết đượcc hiệu ứng tương tác tốt hay xấu từ các phương vị liên quan. Phi tinh có hai phương pháp cùng được ứng dụng trong Huyến không là phi thuận và phi nghịch. Để dễ hiểu chúng ta tham khảo phương pháp phi tinh thuận trước.
Chúng ta bắt đầu tham khảo phương pháp phi tinh chuẩn là phi tinh một sao để dễ khái niệm cho phương pháp phi tinh tám sao sau này.
Để tiện so sánh về sau giữa hai phương pháp của cổ thư chữ Hán và Lạc Việt, đồng thời để anh chị em chưa quen với các khái niệm trong phong thủy. Tôi giới thiệu phương pháp phi tinh đơn (Phi tinh một sao) theo cổ thư chữ Hán trước để anh chị em tham khảo.
PHI TINH THUẬN TRÊN LẠC THƯ

(Theo cổ thư chữ Hán)
I



Đồ hình Lạc Thư với 9 cung. Vị trí sao ở cung số 1. Cung Khảm, chính Bắc.

Ở vị trí này sách Hán và Việt trùng nhau.


II


Tùy theo đơn vị thời gian qui ước (Năm , tháng , ngày, giờ) sao ở vị trí số 1 -
Phi thuận xuống cung số 2 :
Cung Khôn theo cổ thư chữ Hán ở Tây Nam (Sách Việt vị trí số 2 ở Đông Nam cũng là cung Khôn - sẽ tham khảo sau).


III

Phi thuận lên cung số 3:
Cung Chấn chính Đông. Ở vị trí này sách Hán và Việt trùng nhau.

IV


Phi thuận đến vị trí số 4 :
Đông Nam /Cung Tốn theo sách Hán. Sách Việt vị trí số 4 ở Tây Nam, cũng là cung Tốn - Sẽ tham khảo sau

V


Phi thuận vào cung số 5:
Trung Cung Cấn / Khôn. Vị trí này sách Hán và Việt trùng nhau.


VI

Phi thuận đến cung số 6 .
Cung Càn Tây Bắc. Vị trí này sách Hán và Việt trùng nhau.


VII

Phi thuận đến cung số 7:
Cung Đoài chính Tây. Sách Việt vị trí số 7 là cung Ly chính Nam (Sẽ tham khảo sau).


VIII

Phi thuân lên cung số 8:
Cung Cấn Đông Bắc. Vị trí này sách Hán và Việt trùng nhau.


IX

Phi thuận đến cung sốv 9:
Cung Ly Chính Nam theo sách Hán. Sách Việt cung số 9 là Đoài ở chính Tây (Sẽ tham khảo sau).

X

Phi thuận quay trở lại cung số 1 là vị trí ban đầu xuất phát.

Trên đây là phương pháp phi tinh Huyền Không căn bản trên sao đơn.
Phương pháp phi tinh thuận là:
Lần lượt từ cung thứ nhất, đến 2, đến 3.....số tăng dần gọi là phi thuận.
Phương pháp Huyền Không phổ biến hiện nay do Tưởng Kinh Hồng - người Hán gọi là tác giả phát minh - vào cuối Minh đầu Thanh công bố. Họ phi tinh trên Lạc Thư như đã trình bày ở trên.

Thiên Sứ
18-12-2007 12:54 PM


HUYÊN KHÔNG LẠC VIỆT
Phương pháp Huyền Không Lạc Việt khác căn bản so với phương pháp Huyền Không theo sách Hán chính là phi tinh trên Hà Đồ (Sách Hán trên Lạc thư). Nguyên tắc phi tinh không thay đổi. Tức là khi phi thuận cũng bắt đầu từ cung chính Bắc số 1 đến cung số 2 ....Nhưng chính vì phi tinh trên Hà Đồ nên có sự khác nhau ở phương vị Đông Nam và Tây Nam do sự thay đổi độ số ở hai phương vị này. Nhưng độ số của Tốn Khôn thì không đổi. Cũng chính từ sự khác nhau đó nên thay vì đến 7 sách Hán cung Đoài thì sách Việt cung Ly và đến độ số 9 thì sách Hán cung Ly sách Việt cung Đoài.
Ngay trong vấn đề thay đổi độ số này đã thấy tính hợp lý của việc phi tinh trên Hà Đồ, hoàn toàn mang tính hợp lý lý thuyết: Độ số 7 thuộc hành Hỏa tương ứng với quái Ly thuộc Hỏa; độ số 9 thuộc Kim tương ứng với quái Đoài thuộc Kim. Đây cũng chính là lý do hoán vị Đoài Ly trong bản mệnh phi tinh của Bát trạch Lạc Việt. Đồng thời chúng ta cũng thấy rõ sự liên hệ chặt chẽ giữa Huyền Không và Bát trạch, chúng bổ sung và chứng tỏ tính nhất quán của phong thủy Lạc Việt.
Anh chị em tiếp tục quán xét phương pháp phi tinh đơn trong Huyền Không Lạc Việt.

HÀ ĐỒ PHI TINH




6
1
8
9
5 +10
3
2
7
2



Đồ hình Hà Đồ với 9 cung. Vị trí sao ở cung số 1. Cung Khảm, chính Bắc.
Ở vị trí này sách Hán và Việt trùng nhau.
II

Phi thuận xuống cung số 2 :
Vẫn là cung Khôn, nhưng vị trí trên Hà Đồ là phía Đông Nam - Do đổi chỗ Tốn Khôn trên Hậu Thiên Lạc Việt. ( Sách cổ chữ Hán do phối với Lạc Thư nên ở cung Khôn ở Tây Nam - Độ số 2).



1


III


Phi thuận lên cung số 3:
Cung Chấn chính Đông. Ở vị trí này sách Hán và Việt trùng nhau.









1





IV

Phi thuận đến vị trí số 4 :
Cung số 4 trên Hà Đồ là vị trí quái Tốn theo Hậu Thiên Lạc Việt phối Hà Đồ. Như vậy chúng ta thấy rằng: Độ số của Tốn 4 - Khôn 2 không thay đổi mà chỉ thay đổi phương vị.







1



V




5








Phi thuận vào cung số 5:
Trung Cung: Nữ Âm Cấn / Nam Dương Khôn. Vị trí này sách Hán và Việt trùng nhau.

VI
1










Phi thuận đến cung số 6 .
Cung Càn Tây Bắc. Vị trí này sách Hán và Việt trùng nhau.

VII

Phi thuận đến cung số 7:
Theo Hậu Thiên Lạc Việt phối Hà Đồ thì cung số 7 trên Hà Đồ là cung Ly. Nhưng do phi tinh trên Lạc Thư nền sách Hán cung số 7 là cung Đoài (Đã giảng ở bài trên).
Anh chị em lưu ý:
Đây chính là lý do đổi cung bản mệng Ly/ Đoài - Đoài/ Ly giữa sách Hán và sách Việt. Đồng thời anh chị em cũng nhận thấy rằng:
Phương pháp phi tinh Huyền không - Dù theo sách nào, cũng là cơ sở tìm phi cung bản mệnh của môn Bát trạch. Bởi vậy, chúng ta càng thấy rõ luận điểm cho rằng: Phong thủy chính là một phương pháp ứng dụng hoàn chỉnh, nhất quán, có nguồn gốc Việt và Nền văn minh Hán chỉ có sự phát hiện rời rạc những mảnh vụn còn sót lại của nền văn minh Việt khi sụp đổ ở miến Nam sông Dương Tử. Chính vì sự phát hiện rời rạc đó nên đã xảy ra những mâu thuẫn về thời gian gọi là "phát minh" của cái gọi là những nhà phong thủy Tàu. Khi mà Bát trạch lại có trước Huyền Không, khi mà Huyền không là cơ sở tìm bản mệnh của Bát trạch. Khi mà phái Huyền Không của Tàu chê Bát trạch dở, nhưng chính Huyền Không lại là cơ sở để phát triển Bát trạch.











7



VIII

Phi thuân lên cung số 8:
Cung Cấn Đông Bắc. Vị trí này sách Hán và Việt trùng nhau.


8









IX

Phi thuận đến cung số 9:
Cung Đoài chính Tây trên Hà Đồ phối Hậu Thiên Lạc Việt. Sách Hán là cung Ly do phối Lạc Thư.
Anh chị em lưu ý:
Anh chị em tham khảo Lý học Đông phương đều biết rằng: Độ số 4/ 9 là độ số của Kim "Thiên Tứ sinh Kim, Địa cửu thành chi" và độ số 2 /7 thuộc Hỏa -"Thiên nhị sinh Hỏa, Địa thất thành chi". Nhưng ở sách Hán do phối Lạc Thư nên Đoài Kim lại ở vị trí độ số 7 Hỏa và Ly Hỏa lại ở vị trí số 9 của Kim. Đây là một bí ẩn đến huyền vĩ của nền văn minh Đông phương mà ông cha


 ta đã dấu kín suốt 2000 năm.
Nhạc sĩ Lê Thương đã viết lời trong bản nhạc bất hủ của ông Hòn Vọng phu : "Ta cố đợi ngàn năm. Một ngàn năm nữa sẽ qua...". Một ngàn năm Bắc thuộc - Một ngàn năm hưng quốc là đủ 2000 năm. Đến bây giờ những giá trị của nền văn minh Việt phải được sáng tỏ. Mong anh chị em nghiên cứu thật kỹ và nhớ lấy điều này.



9








X


Phi thuận quay trở lại cung số 1 là vị trí ban đầu xuất phát.
Anh chị em thân mến.
Trên đây là phương pháp phi tinh thuận bằng sao đơn, để anh chị em nắm được nguyên tắc phi tinh trên Hà Đồ phối Hậu thiên Lạc Việt. Từ phương pháp phi tinh sao đơn này, anh chị em sẽ tiếp tục nghiên cứu, tham khảo phương pháp phi tinh phối hợp 8 sao trên cửu cung Hà Đồ. Khi nắm vững phương pháp này, anh chị em bắt đầu nghiên cứu sâu về yếu tố tương tác của Huyến Không Lạc Việt.
Khi nghiên cứu sâu về phương pháp Huyền Không Lạc Việt, anh chị em sẽ ngày càng thấy tính hợp lý và nhất quán của nguyên lý Hà Đồ phối Hậu Thiên Lạc Việt trong Huyền Không Lạc Việt và tính phi lý của Hậu thiên Văn Vương phối Lạc Thư.

1








HÌNH THAM KHẢO
Sự khác biệt giữa Hà Đồ phối Hậu Thiên Lạc ViệtLạc thư phối Hậu Thiên Văn Vương.



Thiên Sứ
21-12-2007 11:18 PM



HUYỀN KHÔNG LẠC VIỆT PHI THUẬN TRÊN HÀ ĐỒ
Anh chị em thân mến.
Anh chị em đã khảo sát phi tinh đơn trên Hà Đồ. Trên cơ sở này, bây giờ chúng ta xét đến quy luật phi tinh thuận bởi Cửu tinh phi cung trên Hà Đồ và làm quen với các tên sao trong Huyền Không Lạc Việt.Cũng từ sao mang số 1 sao Nhất Bạch - thể hiện số 1 trong vòng tròn đỏ. Vị trí các sao ở 9 cung ở trang thái hợp số cung và sao như sau. Tùy theo đơn vị thời gian quy ước . Ngày giờ tháng hay năm , mà chúng ta tính vị trí các sao trong đơn vị thời gian đó. Trong bài hướng dẫn dưới đây. Đơn vị thời gian qui ước là Ngày. Mỗi ngày trên biểu đồ cửu cung phi tinh được ký hiệu bằng số la mã.

I

Hình số 1
- Cung có độ số nào thì sao mang độ số ấy. Nếu tính đơn vị là ngày thì đây là ngày thứ nhất.
*
6
Lục Bạch
I
Nhât Bạch
8
Bát Bạch
9
Cửu Tử
5+10
Ngũ Hoàng
3
Tam Bích
4
Tứ Lục
7
Thất Xích
2
Nhị Hắc


II

Hình số II:
- Sao mang số 1 có tên là Nhất Bạch phi thuận đến cung Khôn/ Đông Nam số 2 trên Hà Đồ.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét